Facebook Topi

31/10/2024

Công ty kỳ lân (Unicorn) là gì? Danh sách công ty kỳ lân nổi bật nhất

Công ty kỳ lân - unicorn startup là những công ty khởi nghiệp được định giá vốn hoá trên thị trường hơn 1 tỷ Đô la Mỹ, và đặc biệt hiếm hoi, vì rất ít các startup có thể làm được.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Công ty kỳ lân như ByteDance, SpaceX, Shein… đã trở thành biểu tượng của sự đột phá, tăng trưởng nhanh chóng và có tầm ảnh hưởng to lớn trong thời đại kỹ thuật số. Đây đều là những Startup với ý tưởng độc đáo từ mô hình kinh doanh đột phá, sức mạnh của công nghệ và sự sáng tạo. Cùng tìm hiểu sâu hơn với TOPI về thế giới của các công ty kỳ lân nhé!

I. Công ty kỳ lân là gì?

Công ty kỳ lân tiếng Anh là unicorn startup được sử dụng để chỉ các công ty startup/khởi nghiệp mà giá trị vốn hóa của chúng đạt hoặc vượt qua mốc 1 tỷ đô la Mỹ trước khi chúng được niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán. 

Thuật ngữ công ty kỳ lân này được tạo ra bởi nhà đầu tư công ty dầu khí Aileen Lee vào năm 2013 trên tờ báo TechCrunch, để mô tả sự hiếm có của các công ty startup với giá trị vốn hóa lớn như kỳ lân. Thời điểm lúc bấy giờ, số lượng doanh nghiệp được gọi là công ty kỳ lân chỉ chiếm khoảng 0.07%.

Công ty kỳ lân - Unicorn

Các công ty kỳ lân thường được coi là thành công lớn trong ngành công nghiệp khởi nghiệp vì họ đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng và có tiềm năng trở thành những doanh nghiệp lớn và ảnh hưởng trong tương lai. Các ví dụ về công ty kỳ lân bao gồm Uber, Airbnb, SpaceX, và các công ty công nghệ khác.

II. Đặc điểm của công ty kỳ lân

1. Ý tưởng mới lạ

Công ty kỳ lân - Unicorn

Các công ty kỳ lân thường có sự khác biệt và độc đáo trong sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh của họ, giúp họ nổi bật trong thị trường cạnh tranh, thu hút được nhiều nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng hơn. Các ý tưởng mới có thể bao gồm mô hình kinh doanh đột phá, công nghệ tiên tiến, cách tiếp cận khách hàng sáng tạo, giải quyết vấn đề lớn hoặc tích hợp nhiều dịch vụ mới, độc đáo…

2. Là những người tiên phong

Các công ty kỳ lân thường tiên phong trong việc sáng tạo và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Họ có thể đưa ra các giải pháp mới cho các vấn đề hiện tại hoặc tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá hoặc có cách tiếp cận sáng tạo mà trước đó chưa từng có trên thị trường. Họ có thể trở thành những nhà lãnh đạo trong việc định hình ngành công nghiệp của chính mình.

3. Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao

Công ty kỳ lân - Unicorn

Đa số các công ty kỳ lân thường đầu tư vào công nghệ cao và liên quan đến các lĩnh vực như công nghệ thông tin, internet, phần mềm, truyền thông, y tế, và công nghệ sinh học. Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng cường hiệu suất và mở rộng thị trường cho các công ty kỳ lân.

Công nghệ cung cấp cơ hội cho các công ty kỳ lân để sáng tạo và phát triển các sản phẩm và dịch vụ đột phá, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo ra giá trị lớn cho cả doanh nghiệp và cộng đồng người dùng. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho việc đầu tư vào các startup công nghệ cao, giúp chúng tăng trưởng và trở thành các công ty kỳ lân.

4. Lấy người tiêu dùng làm trung tâm

Đối với một công ty kỳ lân, người tiêu dùng không chỉ là một phần của thị trường mục tiêu, mà còn là trung tâm của mọi hoạt động của công ty. Họ tập trung vào việc hiểu rõ những gì khách hàng muốn và cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà họ cần, thường thông qua việc sử dụng dữ liệu và công nghệ để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Các công ty kỳ lân tốn nhiều thời gian và nỗ lực trong việc nghiên cứu thị trường, thu thập phản hồi từ khách hàng, và phát triển sản phẩm và dịch vụ dựa trên thông tin thu thập được. Điều này giúp họ xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với người tiêu dùng, từ đó giúp tăng cường sự thành công và tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.

5. Quyền sở hữu tư nhân

Quyền sở hữu tư nhân trong một công ty kỳ lân đề cập đến việc các cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ phần lớn cổ phần của công ty đó. Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư và những người sáng lập ban đầu của công ty sẽ nắm giữ phần lớn cổ phần, nhưng sau đó, các nhân viên khác cũng có thể nhận được cổ phần thông qua các chương trình phát triển nhân viên hoặc các giao dịch mua lại cổ phần. Ngoài ra, theo thời gian, các quỹ đầu tư rủi ro và các cá nhân giàu có, thường sở hữu một phần cổ phần lớn trong công ty để đổi lại việc họ đầu tư vốn và hỗ trợ cho sự phát triển của công ty. 

Như vậy, quyền sở hữu tư nhân trong một công ty kỳ lân có thể đa dạng và thường phản ánh sự đóng góp, rủi ro và thời gian của mỗi bên vào việc phát triển và thành công của công ty.

6. Hiểu biết về truyền thông xã hội

Công ty kỳ lân - Unicorn

Các công ty kỳ lân thường chọn hoạt động trong các thị trường có tiềm năng lớn, có nhu cầu cao cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Vì vậy, họ tích cực xây dựng nhận diện của thương hiệu một cách mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội để kết nối và tiếp cận nhanh chóng với các khách hàng mục tiêu.

7. Tư duy tăng trưởng

Công ty kỳ lân thường có một mô hình kinh doanh có tiềm năng lớn, có khả năng mở rộng ra các thị trường lớn trên toàn thế giới và tạo ra lợi nhuận đáng kể trong tương lai. Công ty kỳ lân thường có tốc độ tăng trưởng doanh số và giá trị vốn hóa nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Điều này thường được đo bằng cách theo dõi các chỉ số như doanh thu, số lượng người dùng, hoặc lợi nhuận.

8. Dưới 10 năm hoạt động

Các công ty kỳ lân hầu hết đều là các công ty đạt được giá trị thị trường đạt trên 1 tỷ USD trong khoảng thời gian ngắn sau khi thành lập, thậm chí chỉ trong một vài năm. Một số khác có thể mất thời gian để xây dựng nền tảng công nghệ, mở rộng thị trường hoặc tăng cường sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình trước khi đạt được mức giá trị thị trường này.

9. Đội ngũ trẻ

Công ty kỳ lân thường có đội ngũ lãnh đạo và nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm xuất sắc trong lĩnh vực của họ, có khả năng đưa công ty đi tiến xa. Họ thường là những người trẻ, có óc tư duy sáng tạo linh hoạt, thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh đầy thách thức của một startup. Họ cũng mang lại sự năng động cho môi trường làm việc hơn, giúp công ty duy trì việc tạo ra giá trị và cạnh tranh trong thị trường.

10. Hậu thuẫn từ các nhà đầu tư lớn

Các công ty kỳ lân thường được các nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư rủi ro với số vốn đầu tư lớn để giúp họ phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh. Do các kỳ lân có tiềm năng tăng trưởng cao, khả năng tạo ra giá trị lớn, lợi nhuận khổng lồ trong tương lai, đồng thời, qua đó, họ cũng có cơ hội tiếp cận các công nghệ và mô hình kinh doanh mới, cũng như để tạo ra các liên kết hợp tác chiến lược.

III. Các lựa chọn thoái vốn và thu hồi lợi nhuận cho công ty kỳ lân

1. Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO)

Công ty kỳ lân - Unicorn

Tiến hành IPO là một lựa chọn phổ biến cho các unicorn startup khi họ muốn thoái vốn và thu hồi lợi nhuận. Khi đó, công ty chào bán cổ phiếu của họ lần đầu cho công chúng thông qua thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu của mình trong thị trường mở, cho phép họ thu hồi vốn đã đầu tư vào công ty. Hoặc nhà sáng lập và các nhà đầu tư ban đầu có thể bán cổ phiếu của họ trong IPO để thu hồi lợi nhuận từ đầu tư ban đầu của họ. Đồng thời, việc này cũng giúp tăng cường tên tuổi và uy tín cho công ty trong mắt cộng đồng đầu tư và khách hàng, cũng là một phương pháp huy động vốn hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của phát hành IPO đó là các yêu cầu pháp lý rắc rối, quản lý thị trường và sự công khai về thông tin công ty.

2. Sáp nhập và mua lại (M&A)

Quá trình M&A thường bao gồm một công ty mua lại một hoặc nhiều công ty khác, hoặc hai công ty hợp nhất lại với nhau để tạo ra một công ty lớn hơn và mạnh mẽ hơn. M&A có thể giúp các công ty kỳ lân mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng, nguồn lực và khách hàng của công ty mục tiêu. Các nhà đầu tư, nhà sáng lập có thể bán cổ phiếu của mình trong quá trình M&A để thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận.

3. Mua lại bởi công ty mẹ (Buyback)

Buyback là quá trình mà một công ty mua lại cổ phiếu của chính mình từ cổ đông hoặc thị trường mở. Quá trình này là một cách công ty sử dụng tiền mặt của mình để mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu đã phát hành, làm giảm số lượng cổ phiếu còn lưu hành trên thị trường. Nhằm tăng giá trị cổ phiếu, điều chỉnh cân đối tài chính, phòng ngừa việc chiếm hữu cổ phiếu và tăng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

Các công ty kỳ lân khi đạt được một mức độ thành công đáng kể và có dư địa tài chính, họ có thể quyết định sử dụng một phần của tiền mặt để mua lại cổ phiếu của chính mình từ các cổ đông hoặc thị trường mở. Họ thoái vốn bằng cách giảm số lượng cổ phiếu còn lưu hành trên thị trường, từ đó tăng giá trị cổ phiếu lên, tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông.

4. Bán cho một quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity)

Công ty kỳ lân - Unicorn

Private equity là một loại hình đầu tư tư nhân vào các công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán, trong đó các quỹ hoặc các nhà đầu tư cá nhân đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp. Việc các công ty kỳ lân bán cho quỹ đầu tư tư nhân để thu hồi vốn đã đầu tư, các quỹ này cũng có thể cung cấp vốn đầu tư mới để hỗ trợ sự mở rộng và phát triển tiếp theo của công ty. Các quỹ private equity thường đưa ra chiến lược thoái vốn dài hạn, có thể bao gồm việc thoái vốn thông qua IPO hoặc M&A sau một thời gian đầu tư.

5. Bán cho một công ty chiến lược

Công ty chiến lược thường là một công ty hoặc tổ chức trong cùng ngành hoặc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty kỳ lân, có thể tận dụng được các sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ của công ty kỳ lân này để tăng cường hoạt động kinh doanh của họ. Qua quá trình bán, các công ty kỳ lân cũng có thể tạo ra cơ hội hợp tác chiến lược với công ty mua, tạo ra mối quan hệ dài hạn có lợi cho cả hai bên, đồng thời, tăng cường vị thế cho chính mình trên thị trường.

6. Tiếp tục là công ty tư nhân (private company)

Cuối cùng, việc tiếp tục trở thành một công ty tư nhân cũng là một lựa chọn để công ty kỳ lân thoái vốn và thu hồi lợi nhuận. Họ sẽ tiến hành mua lại cổ phiếu từ cổ đông hoặc trên thị trường mở để giảm số lượng cổ phiếu còn lưu hành và thu hồi vốn. Một công ty tư nhân sẽ giúp kiểm soát các quyết định chiến lược và hoạt động kinh doanh ở mức độ cao hơn.

IV. Các công ty kỳ lân nổi tiếng trên thế giới

1. ByteDance

Công ty kỳ lân - Unicorn: ByteDance

Bytedance là một tập đoàn công nghệ Trung Quốc được biết đến với việc sở hữu và điều hành một số ứng dụng và dịch vụ kỹ thuật số phổ biến trên toàn cầu. Tập đoàn này được thành lập vào năm 2012 bởi Zhang Yiming và trụ sở chính đặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Các sản phẩm nổi tiếng của ByteDance đó là TikTok (Douyin), Toutiao, Xigua Video, và một loạt dịch vụ kỹ thuật số khác như Lark (một ứng dụng hợp tác và làm việc nhóm), Helo (mạng xã hội dành cho người dùng ở Ấn Độ), và Resso (nền tảng âm nhạc trực tuyến). Bytedance là công ty kỳ lân được định giá cao hàng đầu thế giới với số tiền khoảng 140 tỷ USD (tính đến giữa năm 2023).

2. SpaceX

Công ty kỳ lân - Unicorn: SpaceX

SpaceX là một công ty kỳ lân hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ hàng không vũ trụ và công nghệ không gian. Công ty được thành lập vào năm 2002 bởi Elon Musk với mục tiêu là giảm chi phí và tăng cường hiệu suất trong việc khai thác không gian. SpaceX đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và đổi mới trong lĩnh vực này, từ việc phát triển tên lửa tái sử dụng đến việc triển khai hệ thống mạng lưới vệ tinh Starlink. 

SpaceX đã tạo ra tên lửa tái sử dụng, gửi phi hành gia và hàng hoá vào không san, phát triển tên lửa starship… SpaceX đã đóng góp một cách đáng kể vào việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và mở ra những cơ hội mới trong việc khám phá và sử dụng không gian.

3. Canva

Công ty kỳ lân - Unicorn: Canva

Canva là một công ty kỳ lân công nghệ đến từ Úc, nổi tiếng với nền tảng thiết kế đồ họa trực tuyến dễ sử dụng. Công ty được thành lập vào năm 2012 bởi Melanie Perkins, Cliff Obrecht và Cameron Adams. Canva cung cấp cho người dùng một công cụ đồ họa trực tuyến linh hoạt, cho phép họ tạo ra các thiết kế chất lượng cao một cách dễ dàng mà không cần có kỹ năng chuyên môn về đồ họa. 

Nền tảng đồ hoạ của Canva vô cùng phong phú, dễ sử dụng, hỗ trợ đa nền tảng và kết nối được một cộng đồng sáng tạo trên toàn thế giới. Đến giữa năm 2023, Canva được định giá là 40 tỷ USD.

4. OpenAI

OpenAI hiện là một trong những công ty khởi nghiệp đáng giá nhất trên thế giới với trị giá khoảng 80 tỷ USD. Là một công ty chuyên phát triển về mảng trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học và tự cải thiện một cách tự nhiên, tương tự như con người. OpenAI được thành lập vào năm 2015 bởi Elon Musk, Sam Altman, Greg Brockman, Ilya Sutskever và Wojciech Zaremba.

Một số điểm nổi bật của OpenAI đó là nghiên cứu và phát triển AI đối kháng, cung cấp công cụ và tài nguyên AI, cam kết với đạo đức và an ninh AI…

5. Shein

Shein là một công ty kỳ lân thương mại điện tử thời trang nhanh của Trung Quốc, được thành lập vào năm 2008. Các sản phẩm của Shein phong phú với giá cả phải chăng, phong cách đa dạng, từ quần áo, giày dép, phụ kiện đến đồ trang điểm. Shein đã mở rộng hoạt động của mình sang nhiều thị trường trên toàn thế giới, có mặt ở hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, giúp họ thu hút một lượng lớn khách hàng quốc tế. Tính đến thời điểm giữa năm 2023, Shein được định giá 100 tỷ USD.

6. 6Sense

6Sense là một công ty kỳ lân công nghệ tiếp thị định hướng dựa trên dữ liệu (data-driven marketing) có trụ sở tại San Francisco, California, Hoa Kỳ. Công ty được thành lập vào năm 2013 bởi Amanda Kahlow và Viral Bajaria. 6Sense cung cấp các giải pháp tiếp thị kỹ thuật số dựa trên trí tuệ nhân tạo và học máy để giúp các doanh nghiệp tìm ra và hiểu rõ hơn về các khách hàng tiềm năng của họ và tăng cường hiệu suất tiếp thị. 

6Sense cung cấp một nền tảng Predictive Intelligence (trí tuệ dự đoán) để phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và dự đoán hành vi mua hàng của khách hàng tiềm năng. 

V. Các công ty kỳ lân nổi tiếng tại Việt Nam

1. VNG

Công ty kỳ lân - Unicorn: VNG

VNG Corporation là một trong những công ty kỳ lân công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2004 bởi ông Lê Hồng Minh. Tập đoàn này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, với một loạt các sản phẩm và dịch vụ phổ biến. 

Các sản phẩm của VNG gồm: game và giải trí trực tuyến với các sản phẩm như Audition, Đột Kích (CrossFire), và Liên Quân Mobile. Ngoài ra, VNG còn cung cấp dịch vụ giải trí trực tuyến như Zing MP3 và Zing TV; các dịch vụ internet và ứng dụng di động; truyền thông và tin tức. VNG cũng hoạt động trong lĩnh vực khởi nghiệp và đầu tư công nghệ thông qua các quỹ đầu tư như VNG Seed Fund và VNG Đầu Tư.

2. VNLIFE

VNLIFE là công ty kỳ lân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử, được thành lập bởi ông Trần Trí Mạnh và ông Mai Thanh Bình vào năm  2007, và đã nhanh chóng phát triển trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ tài chính số hàng đầu tại Việt Nam. 

Với sản phẩm tiêu biểu là ví điện tử VNPAY, VNPAY-QR, các giải pháp thanh toán trực tuyến cho doanh nghiệp và phát triển hệ sinh thái tài chính số bao gồm các sản phẩm và dịch vụ khác như cho vay trực tuyến, quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp.

3. Sky Mavis

Sky Mavis là một công ty công nghệ blockchain có trụ sở tại Singapore và Việt Nam, được biết đến với việc phát triển và quản lý trò chơi phi tập trung mang tên "Axie Infinity". Công ty được thành lập vào năm 2018 bởi Nguyễn Thành Trung và Aleksander Larsen.

Sky Mavis và trò chơi Axie Infinity đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng blockchain và game thủ toàn cầu, đặc biệt là với mô hình kinh doanh play-to-earn của mình, mở ra những triển vọng mới trong việc kết hợp giữa công nghệ blockchain và ngành công nghiệp trò chơi điện tử.

4. MoMo

Công ty TNHH MoMo là một trong những công ty kỳ lân, tiên phong trong lĩnh vực thanh toán di động và ví điện tử tại Việt Nam. Được thành lập vào năm 2013, MoMo đã nhanh chóng trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động hàng đầu trong thị trường thanh toán số đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Các sản phẩm nổi bật của MoMo là dịch vụ thanh toán di động, ví điện tử và ví ảo.

VI. Các thây ma kỳ lân (zombie unicorn)

Thuật ngữ "zombie unicorn" (thây ma kỳ lân) thường được sử dụng để mô tả một công ty khởi nghiệp mà đã mắc kẹt trong tình trạng không thể sinh lời hoặc không thể phát triển, nhưng vẫn tồn tại nhờ vào việc thu hút vốn đầu tư liên tục từ các nhà đầu tư. 

Đặc điểm chung của các công ty thây ma kỳ lân bao gồm sự thiếu lợi nhuận, khả năng sinh lời thấp hoặc không ổn định, và phụ thuộc quá mức vào vốn đầu tư từ bên ngoài để duy trì hoạt động. Mặc dù có thể có giá trị định giá cao trên thị trường, nhưng các công ty này thường gặp khó khăn trong việc chuyển đổi định giá thành lợi nhuận và tạo ra giá trị cho cổ đông.

1. WeWork

WeWork là một công ty cung cấp không gian làm việc chia sẻ (coworking space) có trụ sở tại New York City, Hoa Kỳ. WeWork được thành lập vào năm 2010 bởi Adam Neumann và Miguel McKelvey, với sứ mệnh tạo ra các không gian làm việc độc đáo và cộng đồng năng động cho các doanh nghiệp, freelancer và những người làm việc tự do.

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, WeWork đã gặp phải một số vấn đề về tài chính và quản lý, và đã trải qua một số thay đổi lãnh đạo và chiến lược. Tuy vậy, với sứ mệnh của mình, WeWork vẫn tiếp tục cung cấp một môi trường làm việc độc đáo và sáng tạo cho cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu.

2. Hopin

Hopin là một công ty công nghệ được biết đến với nền tảng hội thảo và sự kiện trực tuyến. Được thành lập vào năm 2019 bởi Johnny Boufarhat, Hopin nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng hội thảo và sự kiện trực tuyến phổ biến nhất trên thế giới. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Hopin trở thành một phần không thể thiếu của các tổ chức.

3. Convoy

Convoy là một công ty công nghệ hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa. Được thành lập vào năm 2015 tại Seattle, Washington, Convoy đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty tiên phong trong việc áp dụng công nghệ để cải thiện và tối ưu hóa ngành vận tải hàng hóa.

Convoy đã thu hút sự chú ý và đầu tư đáng kể từ các nhà đầu tư và trở thành một trong những công ty tiên phong trong việc áp dụng công nghệ để cải thiện ngành vận tải hàng hóa. Đồng thời, công ty này cũng đã góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi số trong ngành công nghiệp vận tải và logistics.

4. Olive AI

Olive AI là một công ty công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Được thành lập vào năm 2012 và có trụ sở tại Columbus, Ohio, Olive AI sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa để cải thiện hiệu suất và hiệu quả của các quy trình trong ngành chăm sóc sức khỏe. Olive AI đã thu hút sự chú ý và đầu tư đáng kể từ cộng đồng y tế và các nhà đầu tư, và công ty này tiếp tục phát triển và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe.

5. Veev

Công ty Veev là một công ty công nghệ trong lĩnh vực bất động sản, tập trung vào phát triển và cung cấp giải pháp cho thị trường bất động sản công nghệ cao. Được thành lập vào năm 2015 và có trụ sở tại San Francisco, California, khi ấy, Veev đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty kỳ lân hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản công nghệ.

Như vậy, TOPI đã cung cấp cho bạn những thông tin về công ty kỳ lân, đặc điểm, một số công ty kỳ lân nổi bật cũng như một mặt khác của những công ty khởi nghiệp không có lợi nhuận như thây ma kỳ lân. Để biết thêm nhiều thông tin về tình hình tài chính, kinh tế, công nghệ, hãy truy cập TOPI hằng ngày để nhận các tin tức mới nhất nhé!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022
logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon