Facebook Topi

18/10/2023

Cán cân thanh toán quốc tế - Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng

Cán cân thanh toán quốc tế là gì, có vai trò thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam? Tìm hiểu các loại cán cân thanh toán và những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm toàn bộ báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch kinh tế diễn ra giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong một thời gian nhất định.

I. Cán cân thanh toán quốc tế là gì?

Cán cân thanh toán quốc tế (balance of payment) là một báo cáo tổng hợp ghi chép một cách có hệ thống tất cả các khoản thu chi ngoại tệ, giao dịch kinh tế của một quốc gia phát sinh với các nước khác trong một thời kỳ nhất định. 

Cán cân thanh toán quốc tế là gì?

Cán cân thanh toán quốc tế báo cáo tổng hợp giao dịch của quốc gia

Mỗi một quốc gia đều có những quan hệ về kinh tế, văn hoá, chính trị, quân sự, ngoại giao với nhiều quốc gia khác. Gắn với đó là các dòng ngoại tệ chảy vào và chảy ra của từng quốc gia tức là phát sinh các khoản thu chi ngoại tệ. 

Để đánh giá tình hình thu chi quốc tế một cách chính xác trong từng thời kỳ, người ta tập hợp và ghi chép các giao dịch trên một biểu đặc biệt gọi là cán cân thanh toán quốc tế.

Theo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2021 được Nhân hàng Nhà nước công bố thường xuyên thặng dư. Đỉnh điểm vào năm 2019, mức thặng dư cán cân tổng thể của Việt Nam lên tới hơn 23,25 tỷ USD (tương đương 8,88% GDP năm).

Năm 2020 và 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng cán cân của Việt Nam vẫn thặng dư hơn 16,6 tỷ USD.

Thặng dư cán cân tổng thể ở Việt Nam

Thặng dư cán cân tổng thể ở Việt Nam từ 2016 đến 2021

II. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm các hạng mục: Cán cân vãng lai, vốn và tài chính, lỗi và sai sót, cán cân tổng thể và tài trợ chính thức. 

1. Cán cân vô hình (Cán cân dịch vụ)

Phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ vận tải (bao gồm cước phí vận chuyển thuê tàu, bến bãi...) du lịch, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh, bưu chính, cố vấn pháp luật... Bản chất đây là cán cân thương mại nhưng gắn với việc xuất nhập khẩu dịch vụ. 

- Ghi chép: Xuất khẩu dịch vụ: Có

- Nhập khẩu dịch vụ: Nợ

2. Cán cân hữu hình (Cán cân thương mại)

Phản ánh những khoản thu chi trong giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Cán cân thương mại của 1 quốc gia thặng dư nghĩa là nước đó đã thu tiền về từ hoạt động xuất khẩu nhiều hơn số tiền phải trả cho nhập khẩu. Ngược lại, cán cân bội chi cho thấy nước đó đang phải chi trả cho nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. 

Khi xuất khẩu, trị giá hàng xuất khẩu được ghi vào bên Có (hoạt động xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối)

Khi nhập khẩu, trị giá hàng nhập khẩu được phản ánh bên Nợ (Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ)

Cán cân hữu hình (Cán cân thương mại)

Cán cân hữu hình phản ánh dòng tiền xuất nhập khẩu hàng hóa

3. Tài khoản vãng lai 

Cán cân này ghi lại các dòng hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển tiền qua lại. 

Cán cân vãng lai được chia thành 4 nhóm nhỏ

- Thương mại hàng hoá

- Dịch vụ

- Yếu tố thu nhập

- Chuyển tiền thuần. 

4. Cán cân thu nhập (Yếu tố thu nhập)

Mục này phản ánh các dòng tiền chuyển về và đi, bao gồm:

- Thu nhập của người lao động (bao gồm tiền lương, thưởng và các thu nhập khác...) do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại. 

- Thu nhập từ hoạt động đầu tư bao gồm vốn FDI, ODA, các khoản thu hồi công nợ, được thanh toán từ tiền lãi, cổ tức từ nguồn đầu tư ở nước ngoài từ trước. 

Thu nhập chảy vào được phản ánh bên Có (do làm tăng cung ngoại tệ)

Thu nhập chuyển ra được phản ánh bên Nợ (do làm giảm cung ngoại tệ)

- Chuyển tiền đơn phương: Gồm các khoản chuyển giao một chiều như viện trợ không hoàn lại, khoản tiền bồi thường, quà tặng, trợ cấp Chính phủ, trợ cấp tư nhân…

- Do các khoản thu đơn phương được xem như làm tăng thu nhập nội địa, tăng cung ngoại tệ >>> phản ánh vào bên Có. 

- Các khoản phải thanh toán cho người nước ngoài, gây phát sinh cầu ngoại tệ vì thế phản ánh vào bên Nợ.

5. Cán cân vốn và tài chính

Đây là cán cân phản ánh sự chuyển dịch tư bản của một nước với các nước khác, thể hiện ở luồng vốn được đầu tư vào hay đầu tư ra của một quốc gia. Các luồng vốn gồm hai loại: ngắn hạn và dài hạn.

Luồng vốn ngắn hạn: Bao gồm các khoản vốn ngắn hạn chảy vào và chảy ra, bao gồm tín dụng thương mại, tín dụng ngắn hạn ngân hàng, các khoản tiền gửi ngắn hạn. 

Luồng vốn dài hạn: Phản ánh các khoản vốn dài hạn như FDI, các khoản tín dụng quốc tế dài hạn (tín dụng thương mại, tín dụng ưu đãi), các khoản đầu tư gián tiếp như mua/bán cổ phiếu, trái phiếu quốc tế…

Cán cân vốn và tài chính

Theo dõi cán cân vốn và tài chính rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia

Cán cân tài chính: Bao gồm các khoản vốn chuyển giao một chiều, không hoàn lại như các khoản viện trợ không hoàn lại, công nợ được xóa, tài sản của người di cư. Cán cân sẽ thặng dư khi tổng tiền vào lớn hơn tổng vốn đầu tư ra. 

Tài trợ chính thức: Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các khoản mục như dự trữ ngoại hối quốc gia, quan hệ với các ngân hàng Trung ương khác, với ÌM (Quỹ Tiền tệ quốc tế), thay đổi dự trữ của các ngân hàng Trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia có lập cán cân thanh toán.

Trong đó dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết định, chính vì vậy, để đơn giản hóa trong hoạt động phân tích, ta coi khoản mục dự trữ ngoại hối là cán cân bù đắp chính thức.

6. Lỗi và sai sót 

Nếu có khoản mục nghĩa là có sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc do không thu thập được số liệu. 

Nguyên nhân đến từ việc những ghi chép của các khoản thanh toán hay những hóa đơn quốc tế được thực hiện vào những thời gian, địa điểm hay bằng những phương pháp khác nhau.

Do vậy, những ghi chép này chắc chắn không hoàn hảo, chuẩn xác 100%, dẫn đến những sai số thống kê vì vậy nên có mục lỗi và sai sót để điều chỉnh lại.

7. Cán cân tổng thể

Trường hợp công tác thống kê đạt mức chính xác 100%, nghĩa là lỗi và sai sót bằng không thì cán cân tổng thể chính là tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn. 

Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Lỗi và sai sót

Kết quả của khoản mục này thể hiện tình trạng kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Nếu kết quả mang dấu (+) nghĩa là thu ngoại tệ của quốc gia đã/sẽ tăng thêm. Trường hợp kết quả mang dấu (-) cho thấy thu ngoại tệ giảm hoặc sẽ giảm thấp.

III. Vai trò của cán cân thanh toán

Balance of payment phản ánh kết quả của hoạt động trao đổi đối ngoại của một đất nước với nhiều nước khác. Cán cân này thể hiện trực quan tình trạng công nợ của một quốc gia. Cán cân bội thu hay bội chi cho thấy quốc gia đó là chủ nợ hay đang mắc nợ nước khác. 

Balance of payment phản ánh địa vị kinh tế của một quốc gia trên trường quốc tế. Địa vị này là kết quả tổng hợp của toàn bộ hoạt động thương mại, dịch vụ và các chính sách rút vốn ra khỏi nước khác. 

Vai trò của cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh địa vị của một quốc gia

Có thể nói cán cân thanh toán quốc tế là tài liệu quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Hệ thống số liệu trên cán cân là tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá và tạo ra những biến động trong phát triển kinh tế - xã hội. 

Đối với những nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh tế, thực trạng của cán cân sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch. Nếu thâm hụt cán cân thanh toán, Chính phủ cần nâng lãi suất hoặc giảm chi tiêu công để giảm chi. Tùy từng thời điểm mà Chính phủ sẽ dựa vào cán cân để thiết lập các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và có những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế.

IV. Các loại cán cân thanh toán quốc tế hiện nay

Các loại cán cân thanh toán quốc tế hiện nay

Có 2 loại cán cân thanh toán quốc tế là theo thời điểm và thời kỳ

Balance of payment được chia thành 2 loại:

- Cán cân theo thời điểm: Là cán cân thanh toán phản ánh những khoản ngoại tệ sẽ thu và sẽ chi vào một thời điểm nào đó.

- Cán cân theo thời kỳ: Là cán cân thanh toán phản ánh tất cả các khoản ngoại tệ đã thu/chi của một nước với nước khác. 

V. Các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thanh toán

1. Cán cân mậu dịch

Đây là tương quan mua/bán, xuất khẩu/nhập khẩu của một quốc gia, được xem là yếu yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của balance of payment. Tuy nhiên, cán cân thương mại lại phụ thuộc yếu tố tác động trực tiếp đến nó.

2. Tình hình lạm phát

Nếu các nhân tố khác không đổi, thì tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế. Vì thế lạm phát cao làm cho khối lượng xuất khẩu giảm.

3. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Nếu tiền của một quốc gia tăng giá so với tiền của quốc gia khác (giả định các yếu tố khác không đổi) thì tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm.

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Rất nhiều yếu tố làm thay đổi cán cân thanh toán quốc tế

4. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân

Thu nhập quốc dân có tác động đến sự thông kê trong thanh toán quốc tế. Nếu thu nhập của quốc gia này tăng cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác thì tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm do mức tiêu thụ hàng hóa tăng. (trường hợp giả định các yếu tố khác không đổi).

5. Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của Chính phủ

Chính sách xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia khác nhau nên sẽ phần nào tác động đến cán cân thương mại. Chính phủ quốc gia nào quản lý và điều hành hiệu quả thì sẽ có nền kinh tế vững mạnh, khả năng kinh tế đối ngoại cao, do vậy cải thiện balance of payment. Yếu tố này tạo nên sự phát triển bền vững và sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế.

Cán cân thanh toán quốc tế có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Dựa vào các chỉ số từ cán cân thanh toán quốc tế, Chính phủ có thể đưa ra các quyết sách tài chính phù hợp và tối ưu để phát triển nền kinh tế của cả đất nước.

Hy vọng qua thông tin TOPI chia sẻ, các bạn có thể hiểu về cán cân thanh toán quốc tế là gì và vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế và vị thế của một quốc gia.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI