Facebook Topi

01/08/2024

12 thói quen “sướng trước, khổ sau” trong tài chính cá nhân

12 thói quen tài chính “sướng trước, khổ sau” mà bạn cần tránh để có thể cải thiện được tình hình tài chính cá nhân của mình một cách hiệu quả nhất.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Bạn có biết rằng những thói quen tài chính hàng ngày của mình lại có thể làm ảnh hưởng đến đời sống của bản thân và gia đình không? Có những quyết định tài chính ngắn hạn có thể mang lại cảm giác thoải mái tức thì nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về lâu dài Trong bài viết này, hãy cùng TOPI tìm hiểu về 12 thói quen sướng trước, khổ sau trong tài chính cá nhân của mình để cải thiện vấn đề quản lý tài chính của bạn nhé!

Sướng trước khổ sau là gì?

"Sướng trước khổ sau" là một câu thành ngữ trong tiếng Việt, ám chỉ tình huống hoặc cách sống mà trong đó người ta tận hưởng sự sung sướng, thoải mái trước tiên, nhưng sau đó phải đối mặt với khó khăn, khổ cực. Câu này thường được dùng để cảnh báo hoặc nhắc nhở rằng sự sung sướng tức thời có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn trong tương lai, nếu không biết chuẩn bị và quản lý cuộc sống một cách hợp lý.

Ví dụ, người trẻ có thể chọn sống thoải mái, chi tiêu hoang phí mà không lo nghĩ đến tương lai. Tuy nhiên, khi đến tuổi trưởng thành hoặc về già, họ có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn tài chính và khó khăn trong cuộc sống. Câu thành ngữ này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc cân nhắc và lên kế hoạch dài hạn, thay vì chỉ tìm kiếm niềm vui và tiện nghi ngắn hạn.

Cùng Topi tìm hiểu 12 thói quen sướng trước khổ sau mà nhiều người dễ mắc phải ngay dưới đây.

12 thói quen “sướng trước, khổ sau” trong tài chính cá nhân

#1. Chi tiêu quá mức vào những thứ không cần thiết

Thói quen tài chính sai lầm đầu tiên mà ai cũng có thể mắc phải chính là chi tiêu quá mức vào những thứ mà không quá cần thiết. 

Bạn có thể bỏ tiền ra để mua những món đồ không thực sự quan trọng như quần áo đắt tiền, thiết bị công nghệ mới nhất hay những bữa ăn xa hoa. Chỉ cần một kỳ săn sale là bạn đã đổ rất nhiều tiền vào những món đồ mà đôi khi bạn cũng không biết mình mua để làm gì. Khi mua bạn sẽ nghĩ rằng cuộc sống nên tận hưởng và thường tặc lưỡi. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến chúng ta tiêu tốn nhiều tiền mà không mang lại giá trị lâu dài. 

12 thói quen sướng trước khổ sau

Khi chi tiêu quá mức bạn sẽ bị khó khăn trong tài chính lâu dài

Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự khó khăn trong tài chính lâu dài của bạn. Bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng và hạn chế chi tiêu vào những thứ không cần thiết nếu muốn duy trì tài chính ổn định.

#2. Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát

Việc sử dụng thẻ tín dụng một cách thiếu kiểm soát là một trong những nguyên nhân hàng đầu dễ dẫn đến việc bạn chi tiêu vượt quá khả năng tài chính. 

Khi liên tục mua sắm mà không theo dõi, chúng ta nhanh chóng rơi vào tình trạng nợ nần. Ngân hàng cho hạn mức chi tiêu cao không có nghĩa là mình nên tiêu xài hết số tiền trong đó. Việc trả tiền nợ cho ngân hàng cộng với lãi suất cao từ các khoản nợ thẻ tín dụng càng làm tình hình tài chính trở nên căng thẳng hơn. 

Để tránh rủi ro này, cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thẻ tín dụng, chỉ sử dụng thẻ khi thật sự cần thiết và hãy ghi nhớ là luôn thanh toán đúng hạn.

#3. Không lập ngân sách chi tiêu

Không lập ngân sách chi tiêu là một sai lầm mà bạn rất dễ “vung tay quá trán” tiêu không kiểm soát.

Đây cũng là một sai lầm lớn trong quản lý tài chính cá nhân. Khi không có kế hoạch rõ ràng, dễ dẫn đến việc chi tiêu lãng phí và không kiểm soát được dòng tiền. Để hạn chế tình trạng này hãy lập ngân sách chi tiêu giúp bạn theo dõi và phân bổ tiền bạc một cách hợp lý. Hãy lập các các mục tiêu tài chính dài hạn để tích lũy cho nó bằng việc ghi chép thu nhập và chi phí hàng tháng.

#4. Không tiết kiệm

Tại sao bạn lại không tiết kiệm để có một khoản dự phòng khi gặp khó khăn hay gặp tình huống phát sinh bất ngờ? Thiếu một khoản tiết kiệm dự phòng khiến chúng ta dễ bị lâm vào khó khăn khi gặp phải các tình huống bất ngờ như mất việc, bệnh tật hay sự cố khẩn cấp.

12 thói quen sướng trước khổ sau

Tiết kiệm sẽ giúp bạn tạo nền tảng tài chính an toàn

Việc tiết kiệm đều đặn, dù chỉ là một khoản nhỏ mỗi tháng, sẽ giúp tạo ra một nền tảng tài chính vững chắc và an toàn hơn.

#5. Mua sắm theo cảm xúc

Mua sắm theo cảm xúc là nguyên nhân chính để dẫn bạn đến những quyết định chi tiêu không hợp lý và lãng phí. Những lúc cảm thấy buồn bã, căng thẳng hay vui vẻ quá mức, chúng ta rất dễ dàng bỏ tiền ra để mua sắm mà không suy nghĩ kỹ càng. 

Để tránh việc này, cần học cách kiểm soát cảm xúc và cân nhắc trước khi mua bất kỳ món đồ nào. Hãy đảm bảo rằng đó là nhu cầu thực sự chứ không phải là một quyết định nhất thời dựa vào cảm xúc.

#6. Không đầu tư

Tài chính của bạn không thể phát triển được là do bạn không đầu tư. Việc chỉ giữ tiền trong tài khoản tiết kiệm hoặc để chi tiêu sẽ làm hao hụt tài chính mà  không mang lại lợi nhuận dài hạn. 

Hãy chủ động tìm hiểu và bắt đầu đầu tư vào các kênh như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư để giúp tiền sinh lời, tạo bứt phát trong tài chính của mình nhé.

#7. Không theo dõi và quản lý các khoản nợ

Việc không theo dõi và quản lý các khoản nợ có thể khiến bạn rơi vào tình trạng nợ chồng chất. Thiếu kế hoạch trả nợ rõ ràng và không biết được tổng số nợ phải trả cũng sẽ khiến cho bạn dễ dàng mất kiểm soát tài chính. Hãy cố gắng để tạo một danh sách chi tiết các khoản nợ với các thông tin: lãi suất, thời hạn thanh toán để có kế hoạch trả nợ đúng hạn và hiệu quả.

#8. Không tìm hiểu về tài chính cá nhân

Không có kiến thức về tài chính cá nhân là một lỗ hổng lớn đối với việc quản lý tiền bạc.

12 thói quen sướng trước khổ sau

Học về tài chính cá nhân là điều kiện cần để quản lý tiền bạc hiệu quả

Khi bạn không nắm rõ các nguyên tắc về tiết kiệm, đầu tư cũng như quản lý nợ có thể dẫn đến những quyết định tài chính sai lầm. Để giải quyết việc này, cần dành thời gian để tìm hiểu về tài chính cá nhân qua sách vở hoặc tham gia các khóa học trực tuyến để giúp bạn tích lũy thêm được nhiều kiến thức hơn.

#9. Sống xa hoa

Khi bạn chưa đạt tự do tài chính nhưng lại học theo lối sống xa hoa thì có thể khiến bạn nhanh chóng rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính. 

Chi tiêu vào những thứ xa xỉ không cần thiết và không có kế hoạch có thể dẫn đến nợ nần và mất khả năng chi trả. Điều quan trọng là hãy tập trung vào việc sống trong khả năng của mình và luôn ưu tiên chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu. Đừng đua đòi sống hưởng thụ khi bạn chưa có đủ khả năng và có tiết kiệm rõ ràng cho tài chính tương lai.

#10. Không lên kế hoạch tài chính dài hạn

Thiếu kế hoạch tài chính dài hạn làm bạn khó đạt được những mục tiêu lớn như mua nhà, mua xe hay nghỉ hưu sớm. Kế hoạch tài chính dài hạn giúp bạn định hình các mục tiêu và xác định các bước cụ thể để đạt được chúng. 

Hãy bắt đầu bằng cách xác định những mục tiêu tài chính của bạn và lập kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng.

#11. Bỏ qua các cơ hội tiết kiệm

Bỏ qua các cơ hội tiết kiệm như tranh thủ đợt sale để mua các mặt hàng thiết yếu, sử dụng các voucher để giảm giá khi trả tiền hóa đơn sẽ khiến bạn lãng phí tài chính của mình.

Những khoản tiết kiệm nhỏ khi được tích lũy qua thời gian sẽ trở thành một khoản tiền đáng kể. Hãy chú ý đến các cơ hội tiết kiệm hàng ngày và tận dụng chúng để tiết kiệm cho tài chính cá nhân của mình.

#12. Thiếu kỷ luật tài chính

Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ thói quen thiếu kỷ luật tài chính của bạn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc không thể duy trì các kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. 

Kỷ luật tài chính yêu cầu bạn phải tuân thủ các nguyên tắc và kế hoạch đã đề ra, dù có gặp phải khó khăn hay cám dỗ nào. Khi bạn xây dựng kỷ luật tài chính vững chắc sẽ giúp mình có thể  quản lý tiền bạc một cách hiệu quả và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.

12 thói quen sướng trước khổ sau

Hãy thiết lập kỷ luật tài chính với bản thân

Để xây dựng một tương lai tài chính vững chắc, chúng ta cần thay đổi cách quản lý tiền bạc, tập trung vào việc tiết kiệm, đầu tư cũng như lên kế hoạch tài chính dài hạn cho mình. Hiểu và điều chỉnh những thói quen tài chính không tốt không chỉ giúp chúng ta tránh được những khó khăn tài chính mà còn tạo nên một cuộc sống ổn định và thoải mái hơn. Với những thông tin trên, hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này! Để có thể trải nghiệm đầy đủ và tiện lợi những sản phẩm tuyệt vời mà TOPI mang đến, hãy tải ngay ứng dụng của chúng tôi để tích lũy, đầu tư vàng, chứng chỉ quỹ và cổ phiếu. Ngoài ra, với ứng dụng TOPI, bạn sẽ dễ dàng cập nhật thông tin tài chính ngân hàng mới nhất và khám phá nhiều nội dung về tài chính cá nhân khác. Đừng bỏ lỡ cơ hội, tải ứng dụng TOPI ngay hôm nay và bắt đầu hành trình trải nghiệm đầy thú vị!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/YxrKlDuu2uOQNtm78GeLH3jn2QYW8p7ZqWpWb3lN.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/VvUsgRKPmOmXWi1dQ1ti9RrFRj2PQ28Nxfu0e5fv.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger