Facebook Topi

03/04/2024

TOPI CONFESSION - Lập kế hoạch tài chính cho khoản nợ 5,5 tỷ đồng?

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Các nội dung chính

Xin chào các thành viên của TOPI. Năm nay mình 30 tuổi nhưng phải đang chịu một khoản nợ khá lớn khoảng 5,5 tỷ với mức lãi 50 triệu/tháng nên muốn xin ý kiến các chuyên gia giúp gia đình hoạch định lại tài chính để sớm trả hết nợ.

Chia sẻ chút về tình hình tài chính hiện tại, thu nhập của gia đình mình khoảng 1 tỷ 1 năm với mức chi tiêu là 860 triệu. Mình chưa có kiến thức về đầu tư và vẫn đang phải trả nợ nên không có tài sản đầu tư. Mong mọi người cho mình lời khuyên.

Trả lời:  Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho TOPI Confession. Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia của TOPI dành cho trường hợp của chị:

Nhận định chung: Chị không có tài sản đầu tư nhưng lại có nợ đầu tư, có thể chị đang nhầm lẫn nợ đầu tư với nợ tài sản tiêu dùng. Với tỷ lệ nợ so với tài sản và là tài sản tiêu dùng không sinh lời, chị cần cố gắng gia tăng tỷ lệ tiết kiệm so với hiện tại. Với dòng tiền trả lãi hàng năm đang chiếm gần hết thu nhập, sẽ khó để chị có thể xây dựng tài sản đầu tư với tình hình tài chính hiện tại. Tỷ lệ tiết kiệm hiện tại đang là 14% thu nhập, chị  nên cân nhắc ưu tiên gia tăng thu nhập để cải thiện dòng tiền hiện tại hoặc cắt giảm chi tiêu để hướng tới các mục tiêu tài chính khác.

Khuyến nghị từ chuyên gia:

  1. Bổ sung quỹ dự phòng khẩn cấp: Với mức chi tiêu là 11,6 triệu đồng/ tháng, chị nên bổ sung quỹ dự phòng khẩn cấp bằng dòng tiền hiện tại là 6 tháng chi phí sinh hoạt, tương ứng với khoảng 460 triệu đồng. Quỹ dự phòng nên được để tại các tài khoản có tính thanh khoản cao, để chị có thể dễ dàng sử dụng trong các tình huống cần thiết. Quỹ khẩn cấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền tảng tài chính vững vàng cho bản thân. Nó hỗ trợ chị giải quyết các khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến, đồng thời giúp chị tránh rơi vào tình trạng nợ nần do sử dụng thẻ tín dụng hay vay mượn với lãi suất cao. Quỹ này nên tách riêng với các khoản đầu tư.
  2. Tập trung vào phát triển thu nhập từ công việc chính và trả nợ trước khi bước tới các giai đoạn xây dựng tài sản đầu tư tiếp theo: Với tình hình tài chính và dòng tiền hiện tại, chị sẽ chưa thể xây dựng tài sản đầu tư khi dòng tiền trả lãi hàng năm chiếm gần hết thu nhập. Chuyên gia nhận định tài sản hiện tại toàn bộ ở tài sản tiêu dùng, nếu đây là giá trị của duy nhất 1 tài sản thì chị nên tiếp tục tập trung vào phát triển thu nhập từ công việc chính, giảm chi tiêu để hoàn thành mục tiêu trả nợ trước. Sau khi đã trả hết nợ lãi cao thì sẽ tiến tới xây dựng các tài sản đầu tư tiếp theo.

TOPI Confession - Tâm sự tài chính: Chương trình chuyên tư vấn và giải đáp cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến đầu tư và tài chính cá nhân. Với các chuyên gia tài chính dày dặn kinh nghiệm, TOPI luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp phù hợp nhất với tình hình tài chính của bạn.

Tham gia chương trình hoàn toàn miễn phí và TOPI cũng cam kết bảo mật toàn bộ các thông tin bạn cung cấp và chỉ để phục vụ cho nội dung tư vấn.

Chia sẻ câu chuyện hoặc tình huống tài chính cá nhân mà bạn cần được tư vấn tại đây: https://forms.gle/W8PSgofu4daSzTYM6 

Tổng hợp khuyến nghị của chuyên gia về các tình huống tài chính cá nhân: https://topi.vn/topi-academy   

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022
logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger