Facebook Topi

18/10/2024

TOPI ACADEMY CLASS 1 - Unit 5.1: Đặt mục tiêu tài chính

Đặt mục tiêu tài chính là một trong những yếu tố giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và sớm đạt được tự do tài chính. Nếu không thiết lập các mục tiêu, bạn có thể bị gặp tình trạng chi tiêu quá mức cần thiết, không thể thực hiện được những mong muốn và dự định trong tương lai. Vậy đặt mục tiêu tài chính như nào là phù hợp? Hãy cùng TOPI khám phá ngay nhé!

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Các nội dung chính

Đầu tiên, hãy viết ra toàn bộ các mục tiêu về tài chính mà bạn muốn trong vòng từ 1 đến 10 năm tới. Bạn muốn mua gì? Bạn muốn có gì? Bạn muốn học về điều gì? Bạn muốn sở hữu gì? Bạn dự định làm gì? Bạn muốn cuộc sống thế nào? Thêm giới hạn thời gian. Bạn nghĩ mục tiêu đó cần bao lâu để thực hiện? Bạn có thể chia thành các mốc 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm.

Bây giờ chúng ta sẽ vận dụng nguyên tắc SMART để điều chỉnh lại các mục tiêu tài chính của mình. SMART là viết tắt của 5 chữ cái:

S - Specific (Cụ thể)

Mục tiêu càng rõ ràng càng tốt. "Tôi muốn giàu có" là chưa đủ. "Tôi muốn giàu có như Bill Gates" đã rõ ràng hơn nhưng chưa đủ. Cụ thể hơn nữa, ít nhất bạn cần đặt ra là "Tôi muốn giàu có như Bill Gates với khối tài sản 114 tỷ USD"

Gợi ý: bộ câu hỏi 5W có thể giúp bạn cụ thể hóa mục tiêu của mình. 5W bao gồm:

- What: Tôi muốn đạt được điều gì?

- Who: Ai tham gia vào mục tiêu này?

- Where: Mục tiêu này cần thực hiện ở đâu?

- When: Khi nào tôi muốn đạt được mục tiêu này?

- Why: Tại sao tôi muốn đạt được mục tiêu này?

 

M - Measurable (Đo lường được)

Muốn đo lường, ta cần những con số. "Tôi muốn tích lũy được 100 triệu trong tài khoản ngân hàng" hay "Tôi sẽ để dành ra 10% thu nhập mỗi tháng cho việc đầu tư". Từ khoá là "những con số"

 

aSnGy9570wVW7a41RWznI8fTSzgZRf0HXk3utcXxnA6zn8Uu79ghkDJQHtdwcJR4Vc1v7XXcnVf31goimk1PDWWpG3LYAVzy_e8Tc00oreBMA8WRgj6hfU4jHRzvyj41zW9bb07cRLfSUQQbLhUokcw

 

A - Attainable/Achievable (Khả thi)

Một mục tiêu được cho là khả thi khi nó phù hợp xuất phát điểm của bạn, có đủ lượng thời gian tích lũy cần thiết. Nó không nên quá dễ để bạn không cần nỗ lực. Nhưng cũng không nên quá khó khiến bạn tê liệt không hành động.

Ví dụ bạn muốn có khối tài sản 114 tỷ USD trong khi bạn đang 40 tuổi, làm công ăn lương 5 triệu/tháng thì không khả thi chút nào. Hay bạn muốn nhân đôi nhân ba tài khoản sau một giao dịch nghe có vẻ điên rồ (hầu hết những người cố gắng làm điều này thì đều chia hai chia ba tài khoản).

Để mục tiêu trở nên khả thi, bạn cần chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn, sau đó chia mục tiêu nhỏ thành các công việc cần làm hàng ngày, hàng tuần. Như vậy, khi bạn kiểm soát và hoàn thành lần lượt từng công việc, giống như đặt từng mảnh ghép, bức tranh lớn sẽ hoàn thành.

 

R - Realistic/Relevant (Thực tế/ Phù hợp)

Mục tiêu tài chính của bạn nên là bước đệm/tiền đề cho một mục tiêu lớn hơn. Mỗi khi hoàn thành mục tiêu nhỏ, bạn tiến gần thêm một chút trên con đường đi đến mục tiêu lớn.

Ví dụ: bạn 20 tuổi, mục tiêu mỗi tháng dành ra 10% thu nhập để đầu tư, cố gắng mang lại lợi nhuận 15%/năm. Điều này hỗ trợ cho mục tiêu lớn tự do tài chính năm 35 tuổi.

Để xác định mục tiêu có phù hợp hay không, bạn có thể  trả lời những câu hỏi sau:

- Điều này có đáng giá không?

- Đây có phải là thời điểm thích hợp thực hiện mục tiêu?

- Mục tiêu có phù hợp với những nỗ lực, nhu cầu, mục tiêu khác của bạn không?

- Bạn có phải là người phù hợp để đạt được mục tiêu này không?

- Mục tiêu có áp dụng, thực hiện được trong bối cảnh hiện tại không?

 

T - Time bound/Time based (Thời hạn hoàn thành)

Định luật Parkinson chỉ ra rằng, công việc luôn mở rộng ra để lấp đầy khoảng thời gian sẵn có cho việc hoàn thành nó.

Nếu bạn không đặt ra giới hạn thời gian/deadline cho riêng mình, tâm trí bạn ngầm hiểu mục tiêu này cần "cả đời" để thực hiện.

Nếu bạn đặt mục tiêu trở nên giàu có với khoảng thời gian là "vô hạn", nhiều khả năng bạn sẽ đạt được khi đã sang thế giới bên kia, người thân sẽ đốt rất nhiều tiền vàng gửi cho bạn.

Giàu có khi chưa “đăng xuất” ở thế giới hiện tại thì tốt hơn. Nên hãy đặt thời hạn hoàn thành. Ví dụ như: Tôi sẽ đọc cuốn sách “Tài chính cá nhân 101”, mỗi ngày học 1 bài, bắt đầu từ ngày dd/mm/yy và kết thúc vào ngày dd/mm/yy.

Đến đây thì bạn đã hiểu toàn bộ nguyên tắc SMART. Giấy bút của bạn đâu? Viết ra các mục tiêu tài chính của bạn ngay thôi!

Đơn vị hợp tác xuất bản sách về tài chính cá nhân - Nền tảng sách điện tử lớn nhất Việt Nam Waka

TOPI - Hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022
logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger