Facebook Topi

21/12/2022

Sự thực về cách tính GDP tại Việt Nam? GDP Quý 2/2022 tăng cao nhất 10 năm

Tổng cục Thống kê đã công bố những vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quý II và 6 tháng đầu năm 2022. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong 10 năm.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

​​​​​I. Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 2 qua những con số

Tổng cục thống kê cho biết, GDP quý 2 năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011-2021, cao nhất 10 năm. Với mức tăng này, GDP 6 tháng đầu năm 2022 được kéo lên 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021.

Khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm (tăng 7,70%, đóng góp 48,33%);tiếp đến là khu vực dịch vụ (tăng 6,60%, đóng góp 46,60%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (tăng 2,78%, đóng góp 5,07%).

Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25% - thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,44%).

Giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,87 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, giá gas trong nước biến động theo giá thế giới, trong 6 tháng đầu năm nay giá gas tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng thêm 0,38 điểm phần trăm. Dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 6 tháng tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 6 tháng đầu năm 2022 tăng 1,09% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm.

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước, quý II/2022 tăng 1,84% so với quý trước và tăng 2,18% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp 6 tháng tăng 4,75%so với cùng kỳ năm trước; quý II/2022 tăng 2,1% so với quý trước và tăng 5,11% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá sản xuất dịch vụ 6 tháng tăng 2,83% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2022 tăng 1,25% so với quý trước và tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất 6 tháng tăng 6,04% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2022 tăng 2,23% so với quý trước và tăng 6,38% so với cùng kỳ năm trước

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2022 từ nguồn vốn nhà nước đạt 1301.2 nghìn tỷ đồng tăng 9.5%.

  • Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
  • Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 15,5%.  Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 710 triệu USD

  • Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,7%.
  • Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa  6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước; tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 97,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11,3% so với quý 1/2022. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 94%.

II. Phương pháp tính GDP Việt Nam

Ở Việt Nam, trước năm 1993 đã tiến hành tổ chức hạch toán nền kinh tế quốc dân theo hệ thống cân đối KTQD – MPS (Material Product System).

Từ năm 1993, Việt Nam đã áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia thay cho bảng cân đối kinh tế quốc dân.

Hệ thống Tài khoản quốc gia của Thống kê Liên Hợp Quốc đưa ra 3 phương pháp biên soạn tổng sản phẩm trong nước (GDP), bao gồm: Phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng, phương pháp thu nhập

  1. Phương pháp sử dụng – Phía cầu

GDP =  Tiêu dùng cuối cùng (C,G)  + Đầu tư (I)  + Chênh lệch xuất nhập khẩu (E-M)

  1. Phương pháp sản xuất – Phía Cung

GDP = Giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế + Thuế sản phẩm  - Trợ cấp sản phẩm

  1. Phương pháp thu nhập:

GDP =  Thu nhập của người lao động từ sản xuất + Thuế sản xuất + Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất + Thặng dư sản xuất

Vậy Việt Nam sẽ tính GDP theo cách nào?” Số liệu GDP hằng quý và cả năm được biên soạn đồng thời theo hai phương phápphương pháp sản xuất phương pháp sử dụng.

Trong đó, phương pháp sản xuất phương pháp chính do nguồn thông tin thu thập từ sản xuất thường chính xác, đầy đủ hơn so với nguồn thông tin về cầu phục vụ cho biên soạn GDP theo phương pháp sử dụng. Việc tính GDP theo 2 phương pháp và từ các nguồn thông tin khác nhau (từ phía sản xuất và từ phía tiêu dùng) thì kết quả sẽ không hoàn toàn trùng khớp nhau.

Kết quả biên soạn GDP từ phương pháp sử dụng có thể cao hơn hoặc thấp hơn kết quả được biên soạn theo phương pháp sản xuất và phần chênh lệch này được đưa vào sai số (theo quy định tỷ lệ sai số cho phép trong khoảng +/-5%)”,  theo Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Nguyễn Thị Hương.

Sau đây là 2 cách tính GDP theo 2 phương pháp sản xuất và tiêu dùng:

Năm 2017, từ số liệu của Bộ KH&ĐT cho thấy GDP từ phía cung và phía cầu của ba tháng, sáu tháng và chín tháng là hoàn toàn khác nhau. Tất nhiên, tất cả sự chênh lệch giữa hai phương pháp tính GDP được đưa vào phần gọi là sai số. Nhưng điều quan trọng cần nói là tăng trưởng GDP quý, sáu tháng, chín tháng là hoàn toàn khác nhau.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang biên soạn và công bố GDP theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng theo quý và năm. GDP theo phương pháp thu nhập được tính toán và công bố 5 năm một lần khi có đầy đủ các nguồn thông tin từ tổng điều tra và điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022
logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon