Facebook Topi

10/01/2023

Cắt lỗ khi đầu tư chứng chỉ quỹ ? Những yếu tố cần xem xét

Danh mục được xây dựng trên các tiêu chí đầu tư với triết lý, quy trình rõ ràng, không cảm tính. Việc quản trị rủi ro được đảm bảo bởi sự đa dạng hóa trong danh mục đầu tư, trải đều ở các nhóm ngành khác nhau dựa trên chiến lược của quỹ. Vậy liệu đầu tư chứng chỉ quỹ có bị thua lỗ không và chúng ta nên đầu tư chứng chỉ quỹ như thế nào cho hiệu quả?

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Các nội dung chính

Quỹ mở là gì?

Chứng chỉ quỹ mở là một loại chứng khoán dùng để xác nhận quyền sở hữu vốn góp trong một quỹ đầu tư đại chúng nào đó. Hiện tại, quỹ mở vẫn là một khái niệm mới ở Việt Nam nhưng đã có mặt ở các thị trường khác từ nhiều năm trước. Đây là một mô hình đầu tư đã có gần 100 năm tuổi với khởi đầu sự ra đời của quỹ Massachusetts Investors' Trust tại Mỹ vào năm 1924.

Đầu tư vào quỹ Mở là hình thức đầu tư chứng khoán gián tiếp. Thay vì nhà đầu tư tự đầu tư chứng khoán trực tiếp thì họ đầu tư tiền vào quỹ Mở. Quỹ Mở có các chuyên gia đầu tư kinh nghiệm sẽ đầu tư tiền của quỹ vào cổ phiếu, trái phiếu. Nếu đầu tư vào các công ty thì nhà đầu tư sẽ nhận được cổ phiếu, còn đầu tư vào quỹ Mở thì sẽ nhận được chứng chỉ quỹ.

Đầu tư CCQ mở & phương pháp đầu tư hiệu quả

Trên thị trường hiện nay thường phân ra 3 loại là quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng và quỹ cổ phiếu với mức độ rủi ro tăng dần. Nếu bạn đầu tư vào quỹ trái phiếu, các nhà quản lí quỹ sẽ đem tiền của bạn để đầu tư trái phiếu, còn nếu bạn đầu tư vào quỹ cân bằng, tiền của bạn sẽ được phân bổ một phần vào trái phiếu và một phần vào cổ phiếu. Điều tương tự cũng diễn ra với quỹ cổ phiếu, các nhà đầu tư của quỹ sẽ phân bổ tiền của bạn hoàn toàn vào cổ phiếu, tuy nhiên danh mục quỹ thường rất đa dạng.

Đề đầu tư chứng chỉ quỹ mở, điều đầu tiên chúng ta cần là một kế hoạch tài chính với mục tiêu khả thi, rõ ràng. Các nhà đầu tư nên thiết lập quỹ dự phòng khẩn cấp để có thể dễ dàng xoay sở khi bản thân gặp vấn đề trong cuộc sống. Tiếp theo, nhà đầu tư cần xác định hồ sơ rủi ro của bản thân, để hiểu bản thân chịu được mức độ rủi ro như thế nào từ đó có thể lựa chọn đầu tư vào quỹ theo khẩu vị rủi ro của bản thân. Ngoài ra, nhà đầu tư cá nhân cũng nên thiết lập một quỹ tiền đầu tư để có thể đầu tư định kỳ hoặc đầu tư từng phần tùy theo giai đoạn của thị trường. Cuối cùng, nhà đầu tư nên xác định tham gia đầu tư với khung thời gian dài( trung bình từ 3 đến 5 năm) để tài sản đầu tư có thể phát huy hiệu quả.

Nguyên nhân quỹ mở giảm hiệu suất

Trong thời gian vừa qua, nhiều quỹ mở đã ghi nhận mức âm trên 10% so với đầu năm. Nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ của quỹ mở cần phải kể đến cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, trong thời gian qua, thị trường diễn biến xấu nhanh chóng, dòng tiền đầu cơ bán tháo khiến cổ phiếu cơ sở của quỹ mở cũng chịu áp lực suy giảm lớn. Còn về phía chủ quan, chiến lược đầu tư của quỹ đang phân bổ thiên hướng tập trung vào một số nhóm ngành chịu sự biến động tiêu cực lớn (Ngân hàng, bất động sản, nguyên vật liệu…thậm chí đa dạng nhóm ngành nhưng biến động của chúng có ảnh hưởng lan tỏa lẫn nhau).

Chúng ta nên làm gì khi quỹ mở sụt giảm mạnh?

Đầu tiên, chúng ta cần nhận biết lý do suy giảm để đưa ra hành động phù hợp. Một trong số các lý do có thể là thị trường bán tháo nhanh gây suy giảm lan tỏa, thị trường hành động phi lý, hay quỹ đổi ban quản lý quỹ, chiến lược quỹ thay đổi không còn phù hợp gây suy giảm hiệu quả liên tiếp,… Sau khi xác định được nguyên nhân, các nhà đầu tư nên quan sát, giảm dần tỷ trọng đầu tư/lần và ngừng phân bổ thêm ở một số ngưỡng lỗ. Cuối cùng, nhà đầu tư phải nắm sát được các đánh giá thị trường, chiến lược đầu tư của quỹ mở để đưa ra hành động đúng đắn nhất.

Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào thì nên bán CCQ?

Đây là một câu hỏi khá để có thể trả lời, tuy nhiên nếu gặp phải một trong những lý do sau, bạn có thể cân nhắc việc bán chứng chỉ quỹ mở của mình.

-          Thứ nhất, bạn giảm tỉ trọng lớp chứng chỉ quỹ do đã hoàn thành mục tiêu đầu tư cá nhân

-          Thứ hai, thay đổi hồ sơ rủi ro cá nhân khiến bạn lựa chọn chứng chỉ quỹ có mức độ biến động cao hơn hoặc thấp hơn.

-          Thứ ba, hiệu quả đầu tư của quỹ bị suy giảm trong dài hạn

Ngoài ra nhà đầu tư cũng không nên Trading chứng chỉ quỹ mở vì quỹ mở tập trung thiết lập chiến lược đầu tư dài hạn, các biến động ngắn hạn trong nhiều trường hợp là “cần thiết” đối với danh mục trong dài hạn. Hơn nữa việc Trading gây tiêu tốn rất phí giao dịch đáng kể, đối với CCQ mở phí bán lên tới 1,5-2%/GTDG.

Bài viết trên đây TOPI đã giúp bạn đọc hiểu được Chứng chỉ quỹ mở là gì, nên đầu tư như thế nào và khi nào nên bán CCQ. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức nhất định và đầu tư hiệu quả hơn trong tương lai!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI