Facebook Topi

10/01/2023

5 cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả

Quản lý tài chính gia đình giúp thỏa mãn chi tiêu của thành viên một cách tốt nhất, đồng thời cũng có một khoản tiết kiệm cho những dự định, kế hoạch trong tương lai, giúp tài chính gia đình vững bền.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Việc quản lý tài chính gia đình là vẫn đề mà nhiều người đang phải đau đầu khi ngày càng khó kiểm soát tài chính cho cả gia đình. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng vì sau đây TOPI sẽ mang đến cho bạn những cách giúp bạn quản lý tài chính gia đình một cách hiệu quả và đơn giản. Tìm hiểu 5 cách quản lý chi tiêu gia đình ngay nào!

1. Thiết lập kế hoạch tài chính rõ ràng

Đối với các cặp vợ chồng, đặc biệt là cặp đôi mới cưới, quản lý chi tiêu trong gia đình luôn là một bài toán khó nếu như họ không có kế hoạch kiểm soát chi tiêu rõ ràng và cụ thể. Thực tế, có rất nhiều phương pháp thiết lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hàng tháng mà các gia đình có thể học tập và áp dụng.

Ví dụ, họ có thể sử dụng phương pháp 50-30-20, tức 50% nguồn thu nhập sẽ được sử dụng cho nhu cầu thiết yêu, 30% cho mong muốn và 20% còn lại dành cho tiết kiệm. Đối với người quản lý tài chính gia đình, có thể là vợ hoặc chồng, việc quản lý chi tiêu và đảm bảo cân đối với thu nhập là rất quan trọng. Trong trường hợp mỗi người tự quản lý tiền của mình thì cặp đôi cần có sự phân chia trách nhiệm cụ thể. 

Thiết lập kế hoạch tài chính rõ ràng

Lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm trong gia đình

Trước tiên, bạn cần xác định cho gia đình một mục tiêu tài chính trong cả ngắn và dài hạn. Sau đó, bạn hãy đề ra kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó bằng sắp xếp các khoản mua sắm, chi tiêu hằng ngày. Do đó, bạn có thể hạn chế vấn đề chi tiêu mất kiểm soát, vượt quá số tiền đang có.

Ví dụ, nếu gia đình bạn có dự định có thêm thành viên mới, hoặc mua nhà, xe, bạn cũng cần lập kế hoạch không chỉ bao gồm các chi phí dự kiến mà còn gồm các khoản dự phòng cho vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch.  

2. Phân bổ các danh mục chi tiêu hợp lý

2.1. Phương pháp 6 cái hũ (JARS)

Bạn có thể chia khoản tiền kiếm được thành 6 phần hay 6 hũ tương ứng với 6 mục tiêu khác nhau. Trong đó, các khoản chi tiêu cố định hàng tháng (ăn uống, điện nước) sẽ được ưu tiên, sau đó sẽ là các nhu cầu không thiết yếu như vui chơi giải trí. 

Tìm hiểu thêm: 

Quy tắc 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính cá nhân

STT

Các hũ chi tiêu

Tỷ lệ

Chi tiết

1

 

Chi phí thiết yếu

 

55%

Những khoản chi phí cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày:

  • Ăn uống
  • Tiền xăng xe, đi lại
  • Tiền thuê nhà.
  • Hóa đơn điện, nước

2

 

Quỹ tiết kiệm

 

10%

Tiết kiệm cho các mục tiêu tương lai

  • Mua nhà
  • Mua xe
  • Nuôi con

3

 

Giáo dục

 

10%

Rèn luyện bản thân:

  • Các khóa học (thạc sỹ, tiến sĩ)
  • Tài liệu, sách
  • Workshop

4

 

Hưởng thụ

 

10%

Các hoạt động vui chơi, giải trí:

  • Ăn uống
  • Xem phim
  • Du lịch

5

 

Cho đi

 

5%

Các hoạt động đóng góp cho xã hội:

  • Từ thiện
  • Hoạt động cộng đồng

6

 

Tự do

    

     10%

  • Du lịch
  • Nghỉ hưu sớm

2.2. Phương pháp Kakeibo Nhật Bản

Kakeibo là một nghệ thuật tiết kiệm nổi tiếng của người Nhật, hỗ trợ các bà nội trợ quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả. Với phương pháp này, thu nhập hàng tháng sẽ được chia thành 4 phong bì tương ứng 4 nhu cầu tiêu dùng khác nhau: 

  • Chi phí thiết yếu: Tiền thuê nhà, ăn ương, y tế, đi lại
  • Chi phí không thiết yếu: Mua sắm. giải trí
  • Chi phí đầu tư: Khóa học, đầu tư cho con học sau này,…
  • Chi phí phát sinh: đám cưới, hiếu hỷ, sửa xe,…

Vào cuối tuần, bạn cần kiểm tra lại kế hoạch chi tiêu và trung thực trả lời 4 câu hỏi sau:

  • Bạn đang sở hữu bao nhiêu tiền?
  • Chi tiêu thực tế tuần qua là bao nhiêu?
  • Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu?
  • Có cách nào để cắt giảm chi tiêu và cải thiện thu nhập?

Phân bổ các danh mục chi tiêu hợp lý

Phương pháp Kakeibo giúp bạn quản lý chi tiêu gia đình một cách hiệu quả

Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ vấn đề và có thể điều chỉnh kế hoạch chi tiêu phù hợp hơn. Giả sử, mức thu nhập của 2 vợ chồng là 40 triệu đồng, người quản lý chi tiêu trong gia đình có thể phân bổ theo Kakeiko như sau:

  • Phong bì 1 cho chi phí thiết yếu (60%) = 24 triệu đồng.
  • Phong bì 2 cho chi phí không thiết yếu (20%) = 8 triệu đồng.
  • Phong bì 3 cho khoản đầu tư (10%) = 4 triệu đồng. 
  • Phong bì 4 cho các chi phí phát sinh (10%) = 4 triệu đồng.

2.3. Phương pháp chi tiêu hiệu quả theo quy tắc 50/20/30 

Một phương pháp quản lý chi tiêu trong gia đình được nhiều người áp dụng hiện nay là 50/20/30. Người thực hiện sẽ chia khoản thu nhập của mình như sau: 

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu như ăn uống, thuê nha và chi phí đi lại, các hóa đơn mua sắm vật dụng thiết yếu. 
  • 20% cho các khoản tài chính: tiết kiệm để mua nhà/xe, quỹ dự phòng,…
  • 30% cho các hoạt động khác như đi du lịch, giải trí,…

Trong trường hợp khoản chi thiết yếu nhiều hơn, phần chi tiêu thiết yếu có thể điều chỉnh tăng lên 70% - 80%, giảm 2 mục còn lại để cân đối ngân sách. 

3. Tiết kiệm ngay khi có thu nhập

Nhu cầu chi tiếu là vô hạn tuy nhiên cá nhân cần ý thức những việc quan trọng cần tiêu tiền. Khi có nhận được nguồn thu mới như nhận được khoản lương, bạn có xu hướng dùng đến nó.

Do đó, bạn nên cố gắng tiết kiệm ngay khi có thể thay vì để đến cuối tháng rồi mới bắt đầu tiết kiệm. Một trong các cách giúp bạn có thể tiết kiệm hợp lý là sử dụng tính năng tích lũy trên TOPI để có mức lãi suất tốt. 

Tiết kiệm ngay khi có thu nhập

Tiết kiệm là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch quản lý tài chính

4. Thường xuyên đánh giá tình hình tài chính gia đình

Bạn cần thường xuyên đánh giá tình hình tài chính gia đình của mình một cách cụ thể để có thể kịp thời biết được ngân sách của gia đình đang ở mức độ an toàn hay thiếu hụt. Từ đó bạn có thể xác định được cách điều chỉnh thu chi tiêu hiệu quả.

Cụ thể, hằng ngày, bạn nên ghi lại một cách chi tiết và khoa học tất cả các chi phí trong một cuốn sổ chi tiêu. Sau đó, bạn sẽ tổng kết, đánh giá lại tổng thu, chi của gia đình mình vào cuối mỗi ngày, mỗi tuần, tháng.  Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt được thói quen chi tiêu của cá nhân và gia đình rõ hơn.

Thường xuyên đánh giá tình hình tài chính gia đình

Đánh giá lại tài chính gia đình thường xuyên để có những điều chỉnh phù hợp

5. Sử dụng app hoặc sổ quản lý chi tiêu

Việc lên kế hoạch và quản lý chi tiêu hàng tháng là rất quan trọng với mỗi gia đình. Bạn có thể sử dụng app hoặc một cuốn sổ để ghi chép các khoản chi tiêu hàng ngày. Điều này sẽ giúp quá trình thực hiện kế hoạch tài chính của mình trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. 

Sử dụng app hoặc sổ quản lý chi tiêu

Việc sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu là vô cùng cần thiết

Trên đây là 5 cách giúp quản lý chi tiêu gia đình một cách hiệu quả. TOPI mong rằng, với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hình thành thói quen thiết lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cả gia đình.

Thông qua APP TOPI, bạn cũng có thể dễ dàng quản lý tài chính cá nhân, lên kế hoạch tài chính cho tương lai một cách nhanh chóng. TOPI - Đồng hành cùng bạn trên còn đường tài chính thịnh vượng.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI