Facebook Topi

27/10/2022

Bài dự thi của Lâm Hoàng

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Các nội dung chính

Xin chào VWA, hưởng ứng cuộc thi MY PORTFOLIO - DANH MỤC CỦA TÔI, mình cũng xin phép được chia sẻ một số những trải nghiệm của mình trong quá trình lên danh mục đầu tư của bản thân, mong đóng góp được gì đó cho cộng đồng và nếu có gì sai sót thì mọi người chỉnh sửa ạ.

Việc phân bổ danh mục 3 bước lớn mà mình cứ làm xoay vòng:

1. Xác định chính sách đầu tư

Đầu tiên thì cứ phải là hiểu bản thân trước đã, tự làm luôn 1 cái IPS (Investment Policy Statement), đại loại là tự xác định với bản thân xem:

Khả năng chấp nhận rủi ro và độ ưa thích rủi ro – Cái này mình làm tờ khảo sát của Morgans (công ty broker của Úc) - link mình để ở comment nhé, cái này bạn nào thích thì có thể lên tự tải về rồi in ra tích chọn, sau đó bấm máy tính cộng cộng ra số điểm là xong. Có nhược điểm là một vài câu về mức thu nhập hay lợi nhuận và rủi ro các loại tài sản chưa phù hợp với thị trường trong nước cho lắm. Cái này mình thấy trên app TOPI có thiết kế bảng khảo sát tương tự mà phù hợp với thị trường trong nước hơn. Câu hỏi có khác nhau một chút nhưng kết quả mình làm xong thì cũng tương tự nhau nên chắc các bạn mà muốn đo thì thấy phù hợp cái nào mình dùng cái đấy thôi nhé.

+ Sau khi có hồ sơ rủi ro rồi thì vẫn chưa đầu tư được. Còn phải xác định xem dự kiến đầu tư trong bao lâu, cái này tự đặt ra thôi nhưng nhiều lúc quên, mở file quản lý danh mục ra táy máy tọc mạch thấy danh mục năm vừa rồi lời quá định bán bớt đi, lấy tiền làm chuyến đi Thái ăn chơi dẩy đầm thì lại thấy cái câu trả lời to lù lù bên trên, nhớ ra mục tiêu cao cả hơn nên đành ngậm ngùi nhịn cho tương lai con em chúng ta 😟 Ngoài ra còn có mấy câu hỏi về mục tiêu rủi ro với mục tiêu lợi nhuận, mình lười và cũng chả biết kỳ vọng như nào cho vừa nên cứ lấy số trung bình quá khứ mà phang thôi, được vậy là tốt lắm rồi. Bạn nào chưa có nhiều kinh nghiệm cho lắm với không có thời gian tìm số liệu quá khứ thì chỉ cần đặt mục tiêu lợi nhuận kỳ vọng trong cả quá trình đầu tư dài hạn được trung bình 15% là oke rồi. Bảng câu hỏi này mình thấy mục đích chủ yếu để nhắc nhở mình không làm bậy trong quá trình đầu tư với nhìn lại mục tiêu đầu tư ban đầu thôi chứ đừng mong chờ chỉ cần trả lời xong là tài sản cứ tằng tằng sinh lời đều đều mỗi năm đâu.

2. Phân bổ tiền

Biết bản thân mình như nào rồi thì đến lúc bổ tiền ra thôi. Cái này thì mình chia ra làm 2 bước nhỏ:

+ Chọn lớp tài sản lớn để đầu tư: Cái này nó cũng như phương pháp Top – Down ý, đi từ cái to xuống cái nhỏ hơn, chi tiết hơn và cái gì dễ thì mình làm trước. Bắt đầu với những tài sản mà theo mình tỷ trọng của nó xác định được dễ hơn.

Đầu tiên là tiền mặt hoặc tiền gửi: Mình áng chừng chi phí sinh hoạt của mình là bao nhiêu, rồi để ra tiền trong khoảng 6 tháng trong trường hợp bị đuổi việc thì vẫn đủ sống 6 tháng mà không phải bán cái gì.

Tiếp đến là vàng: Mình có tham khảo tỷ lệ phân bổ mẫu tương ứng với hồ sơ rủi ro của mình ở mấy web nước ngoài, bây giờ thấy TOPI cũng có thì phải, hầu hết các tỷ lệ phân bổ mẫu đề xuất nên để vàng khoảng 5-10% danh mục, nhưng mình thấy thế vẫn hơi nhiều nên chỉ mua đều đều mỗi năm 1 lần mỗi khi vàng được giá giữ tỷ trọng không vượt quá 3%

Mình còn đầu tư Crypto nữa: Cái này cũng không hẳn là đầu tư mà mình dành một ít ra để coi như đi đánh bạc thôi, học tập các bác đầu tư hay lấy con số 10% tỷ trọng đem đi đầu cơ penny thì mình cũng giữ tỷ trọng đánh bạc maximum là 10%, nhưng bây giờ do tính chất công việc không có nhiều thời gian theo dõi nên khoản này hiện chỉ loanh quanh 4-5%, khi nào mình đánh giá thị trường chuẩn bị bắt đầu một chu kỳ mới thì mình sẽ tham gia lại nhiều hơn, nhưng cũng sẽ không quá 10%.

Cổ phiếu và trái phiếu là 2 phần mình dành nhiều thời gian để cân đối nhất:

Thông thường tỷ lệ của mình sẽ là 60% cổ phiếu còn lại là trái phiếu, tuy nhiên do có kinh nghiệm trong 2 món này nhất nên mình thường sẽ làm nhiều hơn là giữ tỷ lệ cố định. Thông thường mình sẽ xem các biến số vĩ mô, các báo cáo triển vọng thị trường của các tổ chức có nhiều thời gian và nguồn lực hơn rồi đưa ra các kịch bản cho vĩ mô thời gian tới. Có kịch bản rồi thì chỉ ngồi chờ thị trường thực diễn biến như nào và hành động theo kịch bản khớp thôi. Nếu không có những sự kiện bất thường như vụ chiến tranh vừa rồi hay COVID thì mình cũng không phải làm cái này thường xuyên lắm, thường là 1 tháng 1 lần cập nhật nhỏ như kiểu tăng lãi suất tại Mỹ, nới lỏng chính sách ở TQ, 1 quý 1 lần cho cập nhật các số chi tiết hơn như là tăng trưởng trung bình các doanh nghiệp niêm yết, lãi suất huy động, lãi suất TPCP và không thể thiếu quan điểm triển vọng vĩ mô của các tổ chức lớn.

+ Chọn sản phẩm để đầu tư: Sau khi có danh mục các lớp tài sản lớn rồi thì việc chọn sản phẩm dễ dàng hơn nhiều. Do mình nói ở trên là tính chất công việc nên không có quá nhiều thời gian theo dõi thị trường, vậy nên mình hầu như mình chọn tận dụng các quỹ đầu tư có sẵn trên thị trường. Việc xem và chọn 1 trong khoảng 10 quỹ đầu tư dễ hơn nhiều so với việc chọn trong hơn 1000 mã trên sàn mà.

Tiền mặt với tiền gửi thì hầu như là giống nhau với mình cũng không mong chờ nhiều lợi suất từ khoản này nên cứ ưng bụng dịch vụ của ngân hàng nào thì mình bỏ vào thôi, ngoài ra còn có các công ty nhận tiền gửi với lãi suất cao gần bằng trái phiếu, tuy nhiên rủi ro như nào thì mình cũng không rõ.

Vàng thì có mỗi SJC với nhẫn, mình pick luôn SJC vì hàng bị kiểm soát cung nên trong dài hạn tăng tốt hơn vàng nhẫn nhiều.

Crypto thì thôi, không phải là đầu tư nên mình không nhắc tới khoản này làm gì.

Cổ phiếu thì mình lên xem hiệu suất của các chứng chỉ quỹ trong quá khứ so với rủi ro của thị trường chung như cổ phiếu thì mình lấy Vnindex, rồi chọn ra chứng chỉ quỹ có hệ số tốt nhất thôi, tính cả quỹ ETF nhé. Hàng quý thì vào xem danh mục của họ thay đổi như nào.

Trái phiếu cũng tương tự, mình chọn ra được chứng chỉ quỹ trái phiếu thì cứ múc thôi, được cái là chứng chỉ quỹ trái phiếu mua nhỏ giọt được chứ mua trái phiếu không niêm yết thì vốn cũng phải khơ khớ mới mua được do phải chứng minh nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nếu mà có thời gian và cả vốn thì có thể lên các web công ty chứng khoán xem trái phiếu đang chào bán, lượn 1 vòng so sánh danh mục chào bán giữa các công ty, ưu tiên doanh nghiệp phát hành là doanh nghiệp niêm yết rồi đánh giá thêm về các tài sản đảm bảo, khả năng đáp ứng nợ của công ty… nhưng mà đau đầu mà tốn thời gian lắm, cứ chứng chỉ quỹ cho nhanh.

3. Tái cân bằng danh mục

Vì là cổ phiếu cùng trái phiếu mình đã đánh giá khá thường xuyên rồi nên các tài sản còn lại mình sẽ chỉ review 1 năm 1 lần. Nếu cuối năm có thưởng nhiều thì mình sẽ phân bổ cho các tài sản khác để sinh lời, hay ngược lại là nếu trong năm dự định mua tài sản lớn gì đó thì mình sẽ chuẩn bị trước khoản tiền mặt để đáp ứng nhu cầu đó trước khi dùng tiền đầu tư vào các tài sản khác.

Trên đây là toàn bộ tổng quan về cách mà mình tự tạo cho bản thân một danh mục đầu tư phù hợp với mình. Rất mong nhận được những đóng góp của cộng đồng để có thể hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!

#MyPortfolio #VWA #DanhMucCuaToi #TOPI

Xem bài dự thi tại đây: https://www.facebook.com/groups/CoVanTaichinhVietnam/posts/3119340414985415/

Bài dự thi của Lâm Hoàng

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI